3-6 tháng tuổi

ADS

Hai bàn tay đã trở thành công cụ của bé, hãy tìm hiểu xem bé sử dụng chúng với những mục đích khác nhau như thế nào và trong mỗi trường hợp thì bạn cần làm gì để giữ an toàn cho bé. Ngoài ra, bạn cũng sẽ tìm thấy một số lời khuyên nếu muốn cho bé đi ăn tối ở ngoài cùng với gia đình.

Các tác nhân ảnh hưởng trực tiếp tới đến sữa mẹ

Trong sáu tháng đầu sự phát triển của trẻ phần lớn chỉ nhờ vào nguồn sữa mẹ nên chế độ ăn uống và sinh hoạt của người mẹ có tác động trực tiếp tạo nên “chất lượng” của bầu sữa.

Bé 6 tháng tuổi - Tuần 5 - Kích thích các giác quan của bé

Con đã sẵn sàng để khám phá rồi đây mẹ ạ! Bé sẽ sử dụng mọi giác quan của mình để tìm hiểu thế giới xung quanh, mẹ có thể giúp bé bằng cách giới thiệu với con những món đồ chơi và trò chơi phù hợp, hoặc cả đọc sách cho bé (dù có thể bé chưa hứng thú lắm với việc này đâu). Ngoài ra, hãy dành thời gian để chăm sóc chính  mình nữa mẹ nhé!

Chăm sóc bé 6 tháng tuổi - Tuần 4

Ở 25 tuần tuổi, dù rằng bé vẫn chưa thể học nói thì bạn vẫn có thể bắt đầu dạy ngôn ngữ ký hiệu cho bé để giúp bé diễn đạt ý muốn của mình. Bé cũng đã dần biết làm chủ các trò chơi, mẹ hãy để bé thử làm quản trò nhé. Về phần mẹ, hãy luôn nhớ rằng bé là cá thể duy nhất và hạn chế việc so sánh con mình với những đứa trẻ khác, trực giác của người mẹ sẽ mách bảo bạn nếu con thực sự có vấn đề.

Chăm sóc bé 6 tháng tuổi - Tuần 3

Bé con lúc này rất hiếu động nhờ các cơ vận động đã mạnh mẽ hơn, bé có thể lăn lê khắp nhà, vì vậy mà bạn hãy luôn để mắt đến con nhé! Bé cũng rất thích được bạn chú ý và sẽ không ngừng làm nhiều trò ngộ nghĩnh để kéo bạn về với bé. Với mẹ, dù bận rộn, mẹ hãy luôn để ý giữ chế độ ăn lành mạnh nhé!

Bé bắt đầu dùng tay khám phá khi 6 tháng tuổi - Tuần 2

23 tuần tuổi, bé yêu sẽ líu lo suốt ngày như một chú khướu nhỏ với những âm tiết có thanh điệu dù là vẫn chưa có nghĩa, hãy luôn hưởng ứng những câu chuyện bi ba bi bô này để khích lệ con học nói.  Còn đối với mẹ, giấc ngủ rất quan trọng cho sức khỏe của mẹ và để bắt đầu lại công việc sau thời gian nghỉ sinh.

Chăm sóc trẻ khi trẻ 6 tháng tuổi - Tuần 1

Tuần tuổi thứ 22, khả năng nhận thức của con đã phát triển rõ rệt, bé đã biết phán đoán sự vật, bắt đầu hiểu được rằng mỗi hành động đều dẫn đến một kết quả nào đó. Khả năng nhìn và phân biệt màu sắc của bé cũng tốt hơn. Lúc này có thể là lúc mẹ đau đầu để tìm người trông trẻ.

Tập cho bé làm quen với người khác khi bé 5 tháng tuổi - Tuần 4

Chuẩn bị sang tháng tuổi thứ 6, con bắt đầu tự lập hơn, biết tự cầm bình sữa, tự ngồi… nhưng cùng với đó, con cũng bắt đầu sợ người lạ và bám mẹ hơn. Bạn đừng quá lo vì đây thật ra là một bước tiến lớn về mặt cảm xúc của con. Hãy giúp con, những người xung quanh, và cả chính bạn nữa, vượt qua giai đoạn này thật êm đẹp nhé.

Khi bé 5 tháng tuổi - Tuần 3 - Bé tập trung vào âm thanh

Được 20 tuần tuổi, con bắt đầu học cách thể hiện những cảm xúc phức tạp hơn; bé đã biết ôm, hôn, cố gắng làm mẹ cười. Bạn hãy chăm chỉ thể hiện tình cảm và trò chuyện với con để giúp con phát triển thật tốt, nhưng đừng vì thế mà bỏ quên một đối tượng khác cũng đang rất cần sự thương yêu của bạn đấy nhé!

Chăm sóc bé khi bé 5 tháng tuổi - Tuần 2

 Trẻ ở độ tuổi này thường rất tập trung và say sưa mỗi khi phát hiện ra mình có khả năng làm gì đó; bạn có thể sẽ “phải” không ngừng để mắt đến con và nghe bé véo von nói a, a suốt cả ngày đến nhức cả đầu. Hãy tranh thủ thời gian mỗi ngày (khi con ngủ trưa chẳng hạn) để kết nối lại với thế giới và lấy lại cân bằng cho chính mình, bạn nhé!

Bé cười nhiều hơn khi được 5 tháng tuổi - Tuần 1

Vào thời điểm này, óc hài hước của con bắt đầu phát triển, con bắt đầu phân biệt được nhiều màu sắc hơn, ham tìm hiểu và khám phá hơn… con cần được quan tâm và cung cấp đủ dinh dưỡng để phát triển thật tốt. Sữa mẹ là cần thiết nhất cho con, nhưng nếu mẹ đã đi làm lại thì phải giải quyết chuyện bú sữa này như thế nào?

Bé 4 tháng tuổi - tuần 4 - Bé đã biết tự chơi

Ở tuần 17, mẹ có thể thấy tìm thấy một chút yên tĩnh vì bé đã biết tự chơi và lúc này món đồ chơi yêu thích nhất chính là đôi bàn tay bàn chân của bé. Mẹ cũng hãy dành thời gian cho bản thân bằng cách nhờ bố phụ giúp việc chăm sóc con yêu nhé.

Khi bé 4 tháng tuổi - tuần 3 - Nên cho bé ăn dặm không?

Tuần thứ 16, bé đã bắt đầu biết bập bẹ phát âm và hiểu vai trò của ngôn ngữ dù chưa thể hiểu được nghĩa. Lúc này, bạn có thể dạy bé làm quen với những từ đầu tiên được rồi. Còn với mẹ, hãy quay lại luyện tập để tăng cường sức khỏe và lấy lại vóc dáng nhé!

Chăm sóc bé 4 tuổi - Tuần 2

Tuần thứ 15, mẹ hãy sẵn sàng để chứng kiến một trong những mốc phát triển đầy ngoạn mục của con: bé đã biết lật mình. Từ tuổi này, bé cũng đã biết phân biệt người quen người lạ và cũng sẽ kén chọn hơn trong việc tiếp xúc với những người xung quanh.

Trang

ADS