Vai trò của kali đối với sức khỏe của bé

Kali là một trong những chất quyết định sức khỏe và sự phát triển ở bé. Tham khảo những thông tin về nhu cầu kali của bé mỗi ngày, nguồn thực phẩm giàu kali cũng như cách để tránh bé bị thiếu hay thừa kali

  • 1. Lý do kali là chất quan trọng

    Kali phối hợp với natri, giúp cân bằng lượng nước trong cơ thể, nhờ đó duy trì sự khỏe mạnh của huyết áp. Trong thực tế, một chế độ ăn ít kali nhiều natri có thể là yếu tố gây cao huyết áp. Kali còn giúp nhịp tim đều và các cơ khỏe mạnh. Về lâu dài, nó có tác dụng giảm nguy cơ bị sỏi thận cho bé.

  • 2. Hàm lượng kali phù hợp

    Hiệp hội ăn kiêng Mỹ (The American Dietetic Association) phát hiện thấy, kali là một chất mà nhiều bé ở tuổi mẫu giáo cũng như đi học bị thiếu.

    Lượng kali theo tuổi mỗi ngày ở bé:

    - Bé 1-3 tuổi: 3000mg/ngày.

    - Bé 4-8 tuổi: 3.800mg/ngày.

    Kali trong dinh dưỡng của bé

  • 3. Các nguồn thực phẩm giàu kali

    Rau xanh, hoa quả tươi là nguồn dinh dưỡng giàu kali. Sữa, thịt, ngũ cốc cũng chứa kali. Một số nguồn dồi dào kali khác là:

    - ½ củ khoai tây nướng: 463mg kali.

    - ½ cốc nước mận ép: 352mg kali.

    - ¼ cốc nho khô: 299mg kali.

    - ½ cốc nước ép cà chua: 278mg kali.

    - ¼ bát đỗ trắng: 251mg kali.

    - ½ cốc nước cam: 248mg kali.

    - 30g hạt hướng dương: 241mg kali.

    - Nửa quả chuối: 211mg kali.

    - Một miếng dưa: 208mg kali.

    - ¼ cốc nước mật ong: 97mg kali.

    >> Tham khảo thêm: thức ăn cho bà bầu / món ngon / món ngon cho bé,... tại  món ngon mỗi ngày

    Lượng kali trong thực phẩm là rất khác nhau, tùy thuộc vào số lượng thực phẩm hoặc các nhãn hiệu thực phẩm. Một số món giàu kali được giới thiệu ở trên như hạt, nho khô có thể làm bé còn ít tuổi bị nghẹn.

    Các bé nên ăn nhiều (hay ít) một số món nào đó, dựa vào sở thích và sự thèm ăn của bé.

  • 4. Bé có thể bị thừa kali

    Chuyện này khá hiếm gặp nhưng vẫn có thể xảy ra. Viện y học (The Institute of Medicine) vẫn chưa thể khẳng định bao nhiêu mg kali mỗi ngày là thừa. Điều quan trọng là cơ thể sẽ tự biết duy trì lượng kali cân bằng. Dù vậy, quá nhiều kali có thể gây nên tình trạng, gọi là hyperkalemia. Tác dụng phụ khác của mất cân bằng kali gồm mệt mỏi, yếu cơ, chuột rút, vấn đề ở đường ruột và nhịp tim bất thường.

Bài viết liên quan

Tin mới hơn

Tin cũ hơn

Tham gia bình luận: