6-9 tháng tuổi

Bé từ 6-12 tháng tuổi - Học mà chơi

Khi đã làm mẹ, bạn có một lý do tuyệt vời để vui chơi thêm một chút! Xét cho cùng, đó là cách bạn giúp bé học tốt nhất. Hãy tận dụng càng nhiều thời gian chơi cùng bé càng tốt và đừng quên tối đa hóa khả năng học mà chơi của bé nhé.

Tìm hiểu sự phát triển của bé tháng thứ 9

Đến tháng thứ 9, con trở nên hiếu động “không chịu nổi”, hết leo trèo lại đến lê la khắp các xó xỉnh trong nhà để khám phá, đã thế lại còn thích chứng tỏ mình ở bàn ăn làm mẹ mệt ơi là mệt nữa chứ. Thế nhưng mẹ ơi, dù đang làm gì thì bé cũng luôn “để mắt” đến mẹ đấy, mẹ có biết không?

Tìm hiểu sự phát triển của bé tháng thứ 8

Bé ngủ nguyên đêm đồng nghĩa với việc bạn cũng được ngủ ngon cả đêm. Thế nhưng chưa được bao lâu thì việc bé phát triển các kỹ năng thể chất lại bắt đầu làm ảnh hưởng đến giấc ngủ của bé và của bạn. Cũng từ thời điểm này, bé cũng bắt đầu quan tâm đến những bức ảnh gia đình và biết nghe nhạc rồi mẹ nhé!

Tìm hiểu sự phát triển của bé tháng thứ 7

Con ngày càng cứng cáp và năng động hơn. Điều đó khiến cho các bậc làm cha làm mẹ vừa mừng vui vừa lo lắng – lo con bị ngã, bị đau… Vậy phải làm sao để nhà mình trở thành nơi thật an toàn cho con khám phá, để niềm hạnh phúc của cha mẹ được trọn vẹn?

Bé 9 tháng tuổi - Tuần 5 : Bé thể hiện tính cách

Con bạn giờ đây đã bắt đầu thực sự bộc lộ tính cách: bé có thể dễ chịu, dạn dĩ, cũng có thể nhút nhát hay lúc nắng lúc mưa… Bé cũng đã có thể chống cự quyết liệt với những việc mà bỗng dưng bé không muốn làm. Vậy nên bạn hãy xốc lại tinh thần để chuẩn bị đối phó với “bước phát triển” này nhé.

Khi con 9 tháng tuổi - Tuần 4 : Bé hiểu ngôn ngữ

Thời gian này, con yêu của bạn bắt đầu mở “máy nói”, huyên thuyên suốt ngày; và dù bạn nghe có chẳng ra nghĩa gì thì con cũng nghĩ là mình đang nói chuyện, vậy nên bố mẹ chịu khó đáp lời bé nhé. Nhưng không thể lúc nào cũng “gồng mình” như vậy, bạn còn phải biết “hạ tiêu chuẩn xuống” mới được.

Chăm sóc con khi con 9 tháng tuổi - Tuần 3

37 tuần tuổi, bé bắt đầu có ký ức, bắt đầu biết thể hiện cho người khác hiểu được nhu cầu và ý muốn của mình. Những khả năng mới phát triển này cho phép bé học thêm được nhiều kỹ năng bổ ích. Còn mẹ thì sao? Mẹ nên thể hiện suy nghĩ của mình đến mức nào nhỉ?

Chăm sóc con khi con 9 tháng tuổi - Tuần2

Con bạn có bám mẹ chẳng chịu rời, gặp người lạ là khóc lóc? Bạn có khổ sở vì nhiều khi vì thế mà chẳng đi được đâu hay làm được việc cần làm? Rất nhiều trẻ em trên thế giới này giống con bạn; cũng có rất nhiều bậc phụ huynh trên thế giới này giống bạn. Vậy họ phải làm sao đây?

Bé 9 tháng tuổi - Tuần 1: Bé sắp sửa bước đi thuần thục

Bé ở tuổi này đã có thể bò lên cầu thang, bước chập chững, vịn tường đi men, thậm chí đã có thể bước vài bước liền. Tuy nhiên, nói là nói vậy, bạn đừng quá sốt ruột vì sao bằng tuổi mà con nhà mình lại chẳng thấy rục rịch gì trong khi con nhà hàng xóm đã đi nhoay nhoáy. Một số ít bé bây giờ đã biết đi nhưng cũng có một số bé phải sang năm mới đi được là điều bình thường. Thời điểm biết đi ở mỗi bé mỗi khác, và có thể cách xa nhau vậy đấy.

 

Bé 8 tháng tuổi - Tuần 4 : Bé đã nhìn rõ

Tuần thứ 34, bé đã có thể nhìn rõ gần như người lớn về cả độ nét lẫn khoảng cách, kỹ năng điều khiển đôi bàn tay cũng khéo léo hơn rất nhiều và đây là lúc bạn nên bọc tất cả các ổ cắm điện tầm thấp lại. Bé cũng sẽ có những nỗi sợ vô cớ làm mẹ cũng mệt mỏi theo, hãy tìm giải pháp trấn an bé và trấn an cả chính mình nữa mẹ nhé!

Trang