“Không chung thuỷ” là tốt!

“Change is not a choice.” Những câu nói của Meryl Streep trong bộ phim Adaptation đã chạm tới từng thớ xương tuỷ trong tôi và làm tôi chấn động. Đúng là như thế, sự thay đổi không phải là thứ mà bạn có quyền chọn lựa, nó chỉ xảy ra, thế thôi, và bạn dần thay đổi. Cây cỏ, động vật hay là con người đều phải thay đổi, bất kể việc có ý thức về sự thay đổi hay không. Con người luôn phải thay đổi để thích nghi với cuộc sống mới, và cho dù sự thay đổi không đồng nghĩa với sự tiến lên, ít ra nó cũng giúp bạn làm được 1 điều tối quan trọng: tồn tại. Hãy vứt bỏ mớ lý thuyết “bạn chỉ tồn tại, chứ chưa sống”. Bời vì, tồn tại được đã là một kỳ tích của con người.

Khi con người thay đổi, tức là họ không chung thuỷ với cái gốc trước kia của mình. Nhưng con người không nên chung thuỷ, bởi nó làm bạn tự dìm mình vào đầm lầy của mình,không thể tiến hoá và thích nghi với cuộc sống. “Fuck fish!” Câu nói của Chris Cooper trong bộ phim làm tôi chợt nhận ra rằng, cho dù có nhiều thứ làm mình đam mê mãnh liệt tới mức nào đó, sẽ có lúc chúng ta thấy chán và tìm đến một nguồn đam mê mới. Để rồi, chúng ta lại thiếu chung thuỷ, thay đổi và khám phá một niềm đam mê khác nữa.

Nghiền ngẫm bộ phim, và tôi nghĩ rằng nên khuyến khích sự không chung thuỷ, sự thay đổi, bởi con người cần nó để thích nghi được trong cuộc sống này. Không thay đổi thì không thể tồn tại tiếp được. Đúng là vận mệnh thì nằm trong tay bạn, nhưng vận mệnh của bạn thì nằm trong tay Chúa. Đừng cố chứng minh điều ngược lại.

Nhân ngày chán đời, xem lại Adaptation và nhớ lại bài giảng của thầy Timothy Corrigan.

Ngọc Trinh - Nghệ sĩ đích thực
Một người thầy của tôi, Đặng Nhật Minh, từng tâm sự với chúng tôi rằng: “Làm phim đôi khi cần đưa vào những cảnh nóng để câu kéo sự chú ý của khán giả, và nếu có dụng ý thì nó sẽ thành nghệ thuật. Thế nhưng, tôi không muốn làm những cảnh sex như vậy. Lý do là khi xem xong bộ phim In the Realm of Senses, tôi thấy sex trong bộ phim đã đạt được cái đỉnh cao nhất của nghệ thuật rồi, nên mọi thứ làng nhàng bắt chước về sau này đều trở nên bèo bọt cả.” Dĩ nhiên là, thầy tôi không nói nguyên văn như thế, cũng là do tôi thêm bớt ít nhiều. 

Đại ý là như vậy, và cho dù tôi có thất vọng với thầy ít nhiều do một bài phỏng vấn gần đây, nhưng tôi không phủ nhận điều thầy nói bên trên. Những lời thầy nói làm tôi mơ hồ phác thảo ra một suy nghĩ quan trọng: mọi thứ, mọi người, nếu thực hiện bất cứ một điều gì, cả tốt lẫn xấu, mà đẩy cho nó tiến tới ngưỡng thượng hạng, mức cao nhất của đỉnh nghệ thuật, thì hoàn toàn có thể trở thành nghệ sĩ. Nếu xét theo tư duy của tôi, Ngọc Trinh cũng là một nghệ sĩ, bởi cô đẩy cái sự trơ trẽn lên tới tận cùng rồi, tới mức có thể gọi cô là nghệ sĩ bậc thầy của sự trơ trẽn. Như vậy vẫn còn tốt hơn Cao Thái Sơn, người không dám đi tới tận cùng sự thật con người mình, độ trơ của anh dừng ở mức tầm tầm bậc trung, câu khách rẻ tiền chứ không nghệ thuật như nữ hoàng đồ lót. Như vậy, anh ta không phải là nghệ sĩ như Ngọc Trinh.

Trong bộ phim “Nghệ sĩ” với những ca chiếu thưa thớt người xem ở Việt Nam, George Valentine đã đẩy niềm đam mê tột cùng với phim câm đến mức anh có thể chết vì nó. Cho dù, sự tuyệt vọng của anh đã được cứu vớt bởi tình yêu, trái với tình cảnh Norma Desmond, nhưng thế cũng là đủ để hiểu chất nghệ sĩ trong một thiên niên kỷ mới cần chật vật thế nào để có chỗ đứng. Nghệ sĩ hay con người cũng cần thay đổi, nhưng khi thay đổi rồi thì họ còn là nghệ sĩ không khi họ rời xa cái đỉnh của mình. Tôi nghĩ vẫn có thể, nếu nó làm bạn nhớ mãi, bất kể với ý tốt hay ý xấu. 

Tôi không tham gia vào những cuộc tranh luận giữa hai phe “thật thà - đạo đức” trong thời gian gần đây khi bàn chuyện. Tôi cho rằng sống giả dối & sống thật thà đều là nghệ thuật cả, và dù chọn cách sống nào cũng phải khéo léo hết sức đẩy nó lên một đỉnh cao. Cho dù đôi lúc, tôi thấy tiếc vì không cảm nhận được nghệ thuật của sự giả dối đang diễn ra quanh mình, nhưng không sao hết. Thực ra, tôi chỉ thấy lạ. Tôi thấy lạ vì mình đang sống trong một nơi gian dối tới mức người ta phải tôn sùng một người cả gan nói thật. Tôi thấy lạ vì mình đang sống bên những người vui vẻ khi một đồng nghiệp của mình bị bắt khi bán dâm. Tôi thấy lạ vì báo chí quá dễ dãi tới độ cho những con troll ăn bài liên tục và la lối om xòm những phát ngôn gây sốc. Có thể nhiều người thấy bình thường, tôi thì thấy lạ.

- Việc này chẳng có gì đáng ngạc nhiên. Ai cũng biết và thừa hiểu cả.

Ngọc Trinh - Nghệ sĩ đích thực

Một người thầy của tôi, Đặng Nhật Minh, từng tâm sự với chúng tôi rằng: “Làm phim đôi khi cần đưa vào những cảnh nóng để câu kéo sự chú ý của khán giả, và nếu có dụng ý thì nó sẽ thành nghệ thuật. Thế nhưng, tôi không muốn làm những cảnh sex như vậy. Lý do là khi xem xong bộ phim In the Realm of Senses, tôi thấy sex trong bộ phim đã đạt được cái đỉnh cao nhất của nghệ thuật rồi, nên mọi thứ làng nhàng bắt chước về sau này đều trở nên bèo bọt cả.” Dĩ nhiên là, thầy tôi không nói nguyên văn như thế, cũng là do tôi thêm bớt ít nhiều.

Đại ý là như vậy, và cho dù tôi có thất vọng với thầy ít nhiều do một bài phỏng vấn gần đây, nhưng tôi không phủ nhận điều thầy nói bên trên. Những lời thầy nói làm tôi mơ hồ phác thảo ra một suy nghĩ quan trọng: mọi thứ, mọi người, nếu thực hiện bất cứ một điều gì, cả tốt lẫn xấu, mà đẩy cho nó tiến tới ngưỡng thượng hạng, mức cao nhất của đỉnh nghệ thuật, thì hoàn toàn có thể trở thành nghệ sĩ. Nếu xét theo tư duy của tôi, Ngọc Trinh cũng là một nghệ sĩ, bởi cô đẩy cái sự trơ trẽn lên tới tận cùng rồi, tới mức có thể gọi cô là nghệ sĩ bậc thầy của sự trơ trẽn. Như vậy vẫn còn tốt hơn Cao Thái Sơn, người không dám đi tới tận cùng sự thật con người mình, độ trơ của anh dừng ở mức tầm tầm bậc trung, câu khách rẻ tiền chứ không nghệ thuật như nữ hoàng đồ lót. Như vậy, anh ta không phải là nghệ sĩ như Ngọc Trinh.

Trong bộ phim “Nghệ sĩ” với những ca chiếu thưa thớt người xem ở Việt Nam, George Valentine đã đẩy niềm đam mê tột cùng với phim câm đến mức anh có thể chết vì nó. Cho dù, sự tuyệt vọng của anh đã được cứu vớt bởi tình yêu, trái với tình cảnh Norma Desmond, nhưng thế cũng là đủ để hiểu chất nghệ sĩ trong một thiên niên kỷ mới cần chật vật thế nào để có chỗ đứng. Nghệ sĩ hay con người cũng cần thay đổi, nhưng khi thay đổi rồi thì họ còn là nghệ sĩ không khi họ rời xa cái đỉnh của mình. Tôi nghĩ vẫn có thể, nếu nó làm bạn nhớ mãi, bất kể với ý tốt hay ý xấu.

Tôi không tham gia vào những cuộc tranh luận giữa hai phe “thật thà - đạo đức” trong thời gian gần đây khi bàn chuyện. Tôi cho rằng sống giả dối & sống thật thà đều là nghệ thuật cả, và dù chọn cách sống nào cũng phải khéo léo hết sức đẩy nó lên một đỉnh cao. Cho dù đôi lúc, tôi thấy tiếc vì không cảm nhận được nghệ thuật của sự giả dối đang diễn ra quanh mình, nhưng không sao hết. Thực ra, tôi chỉ thấy lạ. Tôi thấy lạ vì mình đang sống trong một nơi gian dối tới mức người ta phải tôn sùng một người cả gan nói thật. Tôi thấy lạ vì mình đang sống bên những người vui vẻ khi một đồng nghiệp của mình bị bắt khi bán dâm. Tôi thấy lạ vì báo chí quá dễ dãi tới độ cho những con troll ăn bài liên tục và la lối om xòm những phát ngôn gây sốc. Có thể nhiều người thấy bình thường, tôi thì thấy lạ.

- Việc này chẳng có gì đáng ngạc nhiên. Ai cũng biết và thừa hiểu cả.

Snow White and the Huntsman – Đại tiệc thị giác

Không hẹn mà gặp, trong năm 2012 có tới hai bộ phim theo trào lưu phản cổ tích nói về nàng Bạch Tuyết. Nếu như Mirror Mirror (ra mắt ngày 20/4) là một bộ phim hài hước, rực rỡ phù hợp cho các em nhỏ, thì Snow White and the Huntsman (ra mắt ngày 1/6 tới) lại đem tới một tác phẩm đen tối hơn, kịch tính hơn, hoàng tráng hơn về cấp độ sử thi. Nàng Bạch Tuyết đã giũ bỏ hoàn toàn vẻ yếu đuối của mình để trở thành một chiến binh thực thụ.

Bộ phim giả tưởng cổ tích Snow White and the Huntsman đi khá sát nội dung câu truyện trong nguyên tác của anh em nhà Grimm, nhưng được xoắn quyện bằng những hình thức hiện đại, mới mẻ và táo bạo hơn. Nàng Bạch Tuyết xinh đẹp bị hoàng hậu độc ác Ravenna đố kỵ và ghen ghét bởi theo một lời nguyền “giọt máu của người xinh đẹp nhất” sẽ làm phá vỡ ma thuật của bà. Tuy nhiên, với sự giúp đỡ của anh thợ săn và những chú lùn, nàng Bạch Tuyết đã cùng Công tước chống lại Hoàng hậu.

Câu chuyện cổ tích quen thuộc đã được các biên kịch xây dựng lại toàn bộ, chỉ rút ra những cái cốt lõi tinh túy nhất để đưa vào bộ phim. Do vậy, khi xem phim, khán giả có thể cảm nhận sự mộng mị thần tiên nhưng cũng đắm chìm vào những thời khắc đen tối không được đề cập trong câu truyện tuổi thơ kia. Tuy nhiên, sự kéo dài quá mức các tình tiết để thu hút thị giác của người xem làm mạch phim bị loãng tại một số thời điểm then chốt, để rồi cố gắng quay về đường cũ áp dụng bằng nhiều cách gượng ép. Cũng vì thế, đoạn kết trở nên chóng vánh và ít kịch tính, nhiều tình tiết hay chưa được tận dụng triệt để.

Một điều chắc chắn rằng, Snow White and the Huntsman là một đại tiệc thịnh soạn cho thị giác. Trái với những món kẹo ngọt sặc sỡ trong Mirror Mirror, bữa tiệc của chiến binh Bạch Tuyết ngập tràn máu, ma thuật, sự rùng rợn và những hình ảnh ẩn dụ đậm đặc. Quái dị hơn, gớm ghiếc hơn nhưng cũng vẫn đem tới một trải nghiệm đặc sắc cho một popcorn flick. Nếu khu rừng thiêng đem tới cho bạn một cơn ác mộng thực sự với nhiều cảnh tượng ghê rợn, thì mảnh đất thần tiên được 8 chú lùn dẫn dắt lại đem tới một cõi tiên thanh bình và lỗng lẫy đến kỳ lạ. Snow White and the Huntsman “ăn tiền” chủ yếu là ở khâu mãn nhãn nãy.

Với tính chất một bộ phim hè, Snow White and the Huntsman phần nào cũng đã thể hiện tốt mục đích của mình. Cho dù bộ phim vẫn còn một số hạn chế về khâu diễn xuất, cùng những cảnh phim chưa ép phê như mong muốn, thế nhưng nó cũng đã thành công trong việc lèo lái câu chuyện cổ tích knih điển trở nên sống động trên màn bạc, đem đến cho khán giả những phút giây thăng hoa, đắm chìm trong thế giới mơ màng nhưng mạnh mẽ của nàng Bạch Tuyết.

Snow White and the Huntsman – Đại tiệc thị giác

Không hẹn mà gặp, trong năm 2012 có tới hai bộ phim theo trào lưu phản cổ tích nói về nàng Bạch Tuyết. Nếu như Mirror Mirror (ra mắt ngày 20/4) là một bộ phim hài hước, rực rỡ phù hợp cho các em nhỏ, thì Snow White and the Huntsman (ra mắt ngày 1/6 tới) lại đem tới một tác phẩm đen tối hơn, kịch tính hơn, hoàng tráng hơn về cấp độ sử thi. Nàng Bạch Tuyết đã giũ bỏ hoàn toàn vẻ yếu đuối của mình để trở thành một chiến binh thực thụ.

Bộ phim giả tưởng cổ tích Snow White and the Huntsman đi khá sát nội dung câu truyện trong nguyên tác của anh em nhà Grimm, nhưng được xoắn quyện bằng những hình thức hiện đại, mới mẻ và táo bạo hơn. Nàng Bạch Tuyết xinh đẹp bị hoàng hậu độc ác Ravenna đố kỵ và ghen ghét bởi theo một lời nguyền “giọt máu của người xinh đẹp nhất” sẽ làm phá vỡ ma thuật của bà. Tuy nhiên, với sự giúp đỡ của anh thợ săn và những chú lùn, nàng Bạch Tuyết đã cùng Công tước chống lại Hoàng hậu.

Câu chuyện cổ tích quen thuộc đã được các biên kịch xây dựng lại toàn bộ, chỉ rút ra những cái cốt lõi tinh túy nhất để đưa vào bộ phim. Do vậy, khi xem phim, khán giả có thể cảm nhận sự mộng mị thần tiên nhưng cũng đắm chìm vào những thời khắc đen tối không được đề cập trong câu truyện tuổi thơ kia. Tuy nhiên, sự kéo dài quá mức các tình tiết để thu hút thị giác của người xem làm mạch phim bị loãng tại một số thời điểm then chốt, để rồi cố gắng quay về đường cũ áp dụng bằng nhiều cách gượng ép. Cũng vì thế, đoạn kết trở nên chóng vánh và ít kịch tính, nhiều tình tiết hay chưa được tận dụng triệt để.

Một điều chắc chắn rằng, Snow White and the Huntsman là một đại tiệc thịnh soạn cho thị giác. Trái với những món kẹo ngọt sặc sỡ trong Mirror Mirror, bữa tiệc của chiến binh Bạch Tuyết ngập tràn máu, ma thuật, sự rùng rợn và những hình ảnh ẩn dụ đậm đặc. Quái dị hơn, gớm ghiếc hơn nhưng cũng vẫn đem tới một trải nghiệm đặc sắc cho một popcorn flick. Nếu khu rừng thiêng đem tới cho bạn một cơn ác mộng thực sự với nhiều cảnh tượng ghê rợn, thì mảnh đất thần tiên được 8 chú lùn dẫn dắt lại đem tới một cõi tiên thanh bình và lỗng lẫy đến kỳ lạ. Snow White and the Huntsman “ăn tiền” chủ yếu là ở khâu mãn nhãn nãy.

Với tính chất một bộ phim hè, Snow White and the Huntsman phần nào cũng đã thể hiện tốt mục đích của mình. Cho dù bộ phim vẫn còn một số hạn chế về khâu diễn xuất, cùng những cảnh phim chưa ép phê như mong muốn, thế nhưng nó cũng đã thành công trong việc lèo lái câu chuyện cổ tích knih điển trở nên sống động trên màn bạc, đem đến cho khán giả những phút giây thăng hoa, đắm chìm trong thế giới mơ màng nhưng mạnh mẽ của nàng Bạch Tuyết.