Skip to main contentAccess keys helpA-Z index
BBCVietnamese.com
chinese
russian
french
Other Languages
 
22 Tháng 12 2008 - Cập nhật 10h07 GMT
 
Gửi trang này cho bè bạn   Bản để in ra
Công ty Việt Nam cắt giảm nhân công
 
Dự án của Formosa ở Hà Tĩnh
Công ty có vốn đầu tư nước ngoài, FDI, cắt nhân công nhiều nhất
Cơn gió độc suy thoái kinh tế trên thế giới đã tràn đến Việt Nam. Bằng chứng là ngày càng có thêm xí nghiệp sa thải công nhân.

Lý do là đơn hàng xuất khẩu giảm sút, công ty không lo nổi tiền lương trả công nhân. Tính đến nay nhiều ngàn người đã mất việc làm.

Thông kê ban đầu cho thấy doanh nghiệp tư nhân và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) cho công nhân nghỉ việc nhiều nhất.

Một tên tuổi lớn như công ty máy ảnh Canon đặt tại khu chế xuất Thăng Long vừa cắt giảm 2000 nhân công.

Công ty Nissei Electric, vốn đầu tư từ Nhật Bản, cho nghỉ việc 300 lao động.

Nhiều công ty quy mô vừa và nhỏ giảm từ 30 cho đến 50 người. Những vụ giảm như vậy rất nhiều nhưng không tạo ra hàng tít lớn trên báo.

Một số doanh nghiệp khác cho nhân viên nghỉ việc ăn lương từ 50%-70%.

Tại các khu chế xuất, nơi tập trung doanh nghiệp FDI, lao động bị chủ cho nghỉ hàng loạt nay không còn là chuyện lạ.

Cắt vòng ngoài trước

Nguyễn Minh Long là giám đốc công ty Cổ phần xuất nhập khẩu Phú Hoa Trang, cơ cở chuyên làm đồ mây tre lá xuất khẩu tại huyện Chương Mỹ, Hà Nội.

Ông cho biết đơn hàng xuất khẩu trong năm 2008 chỉ bằng 60 phần trăm của năm 2007. Và hiện là cuối năm 2008 rồi mà công ty chưa nhận được đơn hàng nào từ Mỹ, thị trường chiếm đến 70% lượng hàng xuất khẩu của công ty.

Ông Long cho biết chắc chắn công ty ông sẽ phải dãn thợ. Và đợt cắt giảm đầu tiên sẽ nhắm đến những người nhận đồ về nhà làm.

Vậy công nhân, người lao động tại Việt Nam bị ảnh hưởng ra sao trước sự suy thoái đang dâng cao trên thế giới. Có nên tin rằng Việt Nam vẫn có sự miễn nhiễm nào đó, vì ‘ nước ta hội nhập chưa sâu’? Ông Minh Long không tin là như vậy:

“Chúng ta phải nhắm đến tình hình thực tế. Đương nhiên chuyện bảo vệ công ăn việc làm thuộc sự quản lý vĩ mô của chính phủ. Phải hiểu rằng số doanh nghiệp tư nhân tại Việt Nam rất lớn, họ nắm giữ lực lượng lao động rất đông. Cho nên một công ty như chúng tôi bị phá vỡ thì nó tác động rất là mạnh.”

 
 
CÁC BÀI LIÊN QUAN
An toàn lao động chưa được chú ý
11 Tháng 6, 2007 | Việt Nam
Điều tra lao động doanh nghiệp ở VN
08 Tháng 7, 2008 | Việt Nam
Hơn 16 nghìn công chức VN bỏ việc
14 Tháng 8, 2008 | Việt Nam
TIN MỚI NHẤT
 
 
Gửi trang này cho bè bạn   Bản để in ra
 
   
 
BBC Copyright Logo ^^ Trở lại đầu
 
  Trang chủ| Thế giới | Việt Nam | Diễn đàn | Bóng đá |Văn hóa | Trang ảnh |
Chuyên đề| Learning English
 
  BBC News >> | BBC Sport >> | BBC Weather >> | BBC World Service >> | BBC Languages >>
 
  Ban Việt ngữ | Liên lạc | Giúp đỡ | Nguyên tắc thông tin cá nhân